Các chuyên gia Mỹ cho rằng việc cấm vận dầu mỏ sẽ là bước ngoặt lớn để kiềm chế Triều Tiên. Chính vì vậy mà Mỹ mong muốn được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chấp thuận hàng loạt trừng phạt mới mà mình đưa ra.
Sau khi thực hiện thử nghiệm vũ khí cuối tuần trước, nước Mỹ đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt mới trong đó có lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu dầu sang Triều Tiên và mong muốn được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chấp thuận.
Nhà phân tích tại Viện kinh tế Quốc tế Peterson - Kent Boydston đã nhận xét trên CNN rằng đây là một loại trừng phạt có tác động lớn đến nền kinh tế.
Chủ trương đưa ra trừng phạt cấm vận dầu mỏ với Triều Tiên của Mỹ nếu kéo dài có thể khiến cho nền kinh tế của Triều Tiên bị suy kiệt. Tuy nhiên việc cấm vận dầu mỏ với nước Triều Tiên không phải là chuyện dễ dàng.
Để có thể thực hiện lệnh cấm, Mỹ cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của Trung Quốc vì đây là đối tác thương mại chính của Triều Tiên và Nga. Chính vì vậy mà Nga và Trung Quốc có thể phủ quyết đề xuất của Mỹ tại Liên hợp quốc.
Tuy nhiên đất nước Triều Tiên đang gặp khủng hoảng với chủ tịch nước Trung Quốc - ông Tập Cận Bình. Chính vì vậy nên các chuyên gia nghi ngờ, ông Tập Cận Bình có thể sẽ mạnh tay với Triều Tiên để tạo nên tầm ảnh hưởng và sự ổn định trước thềm cuộc họp quan trọng trong tuần tới của Trung Quốc.
Hồi tháng 4, tờ Global Times tuyên bố Bắc Kinh có thể cắt nguồn dầu cho Triều Tiên nếu họ thử nghiệm hạt nhân lần nữa. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn không thực hiện cắt giảm nguồn cung dầu cho Triều Tiên vì việc này chỉ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc lên nước láng giềng.
Bên cạnh đó, tổng thống Nga - Vladimir Putin cũng phản đối lệnh cấm nhập dầu vì ông cho rằng việc này sẽ không có nhiều tác động đến các chương trình hạt nhân và quân sự ngắn hạn của Triều Tiên mà chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nước này. Ông nhận định: người dân Triều Tiên sẽ phải đi bộ hoặc chẳng đi đâu cả. Các căn nhà thì sẽ thiếu ánh sáng vì không có xăng và dầu đốt.