Văn phòng mở liệu có thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ?

Hiện nay, gần 70% không gian làm việc văn phòng của các doanh nghiệp Mỹ đang theo xu hướng văn phòng mở, theo số liệu của Hiệp hội Quản lý Cơ sở vật chất Quốc tế (IFMA).
 

Văn phòng mở liệu có thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ?
 

Tòa nhà cao tầng mà Jordan Hamad đã chuyển toàn bộ công ty tư vấn công nghệ của ông vào đây cách đây 4 năm hoàn toàn đúng kiểu một văn phòng làm việc dành cho startup: không gian mở hoàn toàn, sàn bê tông bóng loáng, những bàn làm việc chung được thiết kế theo yêu cầu của công ty. Nhưng không lâu sau đó, nhà sáng lập 33 tuổi của Chairseven đã phải chuyển Công ty ra khỏi tòa nhà ở Oregon về New York. “Văn phòng làm việc hóa ra không ngăn được âm thanh nào. Thay vì thường xuyên trao đổi ý kiến (như mục đích khi làm văn phòng mở), tôi và nhóm của tôi lại lúc nào cũng phải đeo tai nghe để “chống ồn”. Trong các buổi họp cá nhân hoặc khi cần nghe/gọi điện riêng tư, tôi buộc phải chui vào phòng máy in, vốn rất ồn ào nhưng đành phải chịu, hoặc chọn cách gọi ở nhà”, ông nói. Với động thái đó, Hamad đã gia nhập đội ngũ các ông chủ doanh nghiệp không còn mặn mà với kiểu văn phòng mở và quay trở về với không gian làm việc có tính riêng tư truyền thống. Những ông chủ này cho biết việc không muốn văn phòng mở không phải là họ muốn có lại văn phòng riêng cho mình mà là vì cần một nơi yên tĩnh để suy nghĩ.

“Mọi người sẽ nói rằng quá tuyệt khi có một vị CEO ngồi làm việc ngay cạnh bạn, nhưng đến cuối ngày, nhóm làm việc của bạn đôi khi cần khoảng không gian riêng và bạn cũng thế”, Hamad chia sẻ. Ông hiện đang thuê một văn phòng riêng cho mình và một không gian làm việc chung (co-working) cho các nhân viên khác. Đồng thời trong tương lai các thành viên cấp cao khác cũng sẽ sớm có văn phòng riêng của mình.

Những ông chủ như Hamad đang bơi ngược dòng xu thế văn phòng hiện nay. Tại Mỹ, gần 70% không gian làm việc văn phòng theo xu hướng văn phòng mở, theo Hiệp hội Quản lý Cơ sở vật chất Quốc tế (IFMA), so với con số 64% cách đây 2 thập niên. Dẫn dắt xu thế này là những vị CEO như Michael Bloomberg, Carlos Brito của AB InBev NV và Tony Hsieh của Zappos.com Inc. Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp khác cũng đã từ bỏ văn phòng riêng để ngồi ở bàn làm việc trong không gian chung nhằm tạo không khí thân thiết gần gũi với nhân viên của mình. Nhưng khi các nhân viên và nhà quản lý ngồi quá gần nhau, năng suất và tinh thần làm việc lại bị ảnh hưởng. Trong một bản đánh giá hơn 100 công trình nghiên cứu về môi trường làm việc, các nhà nghiên cứu của Anh đã khám phá ra rằng mặc dù cải thiện được giao tiếp trong một số trường hợp, nhưng không gian văn phòng mở lại ảnh hưởng đến động lực làm việc và khả năng tập trung của nhân viên.

Văn phòng mở rất nổi tiếng trong các công ty công nghệ đến nỗi khi các nhà sáng lập CircleCI chuyển nguyên startup thử nghiệm phần mềm từ một văn phòng mở ở San Francisco sang một nơi khác có 25 văn phòng kín vào năm 2014, họ chỉ phải trả có một nửa số tiền so với giá cho thuê trên thị trường. Theo đồng sáng lập Paul Biggar của hãng này, hiện nay ở Thung lũng Silicon có nhiều công ty đang khởi nghiệp cũng tranh đua làm văn phòng mở với các gã khổng lồ như Google. Nhưng trên thực tế, Biggar cho biết, các kỹ sư sẽ cần những nơi yên tĩnh để tập trung hơn.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả