Tội cố ý đánh người gây thương tích bị phạt như thế nào?

Tình hình xã hội ở nước ta hiện nay ngày càng phức tạp, số vụ đánh nhau diễn ra ngày càng nhiều. Do đó, bạn nên nắm vững những kiến thức luật pháp như tội cố ý gây thương tích là gì, điều kiện cấu thành tội là gì và tội này bị xử phạt như thế nào để có thể xử lý khi cần thiết.
 

Tội cố ý đánh người gây thương tích bị phạt như thế nào?
 

Tội cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích có thể hiểu là hành vi dùng vũ lực, sức mạnh hoặc thủ đoạn khác để gây tổn thương cơ thể hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dẫn đến nạn nhân bị mất hoặc suy giảm một số chức năng các bộ phận trên cơ thể (Như đánh gãy xương tay, xương chân, dùng hung khí chém đứt tay, cho nạn nhân uống thuốc độc, tạt axit,...)
 

Điều kiện cấu thành tội cố ý gây thương tích

Về mặt hành vi

Đối với tội cố ý gây thương tích: Được thể hiện qua hành vi dùng sức mạnh, vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể nạn nhân nhằm gây tổn thương cho họ. Những thương tích này thường có thể thấy được. Hành vi dùng sức mạnh, vũ lực cụ thể như dùng sức mạnh cơ thể hoặc hung khí tác động lên cơ thể nạn nhân. Thủ đoạn khác bao gồm ép nạn nhân tự gây thương tích hoặc xô, đẩy nạn nhân vào các vật cứng, vật nhọn để gây thương tích,...

Đối với tội gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng thủ đoạn tác động làm cho một số bộ phận trên cơ thể nạn nhân bị mất hoặc suy giảm một số chức năng mặc dù các bộ phận vẫn còn nguyên vẹn. Ví dụ: Cho uống thuốc độc gây tổn thương nội tạng, tạt axit,...

Về hậu quả

Tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được cấu thành khi nạn nhân chịu thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ 11% trở lên. Ngoài ra còn một số trường hợp được ngoại lệ được nêu rõ trong Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015.

Một số vấn đề cần lưu ý

Ngoài việc có những dấu hiệu cơ bản của tội cố ý gây thương tích, việc khởi tố chỉ diễn ra khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại, người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần. Nếu người bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố thì không được truy cứu trách nhiệm hình sự người đã có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.

Nếu người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. Người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố lại.

Một trong những điều kiện cơ bản để cấu thành tội cố ý gây thương tích là thương tật 11% trở lên. Nếu dưới 11% thì phải đi kèm với các trường hợp đã nêu ở Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015.
 

Tội cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 có nêu rõ:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Khoản 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điểm a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

Điểm b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

Điểm c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

Điểm d) Phạm tội 02 lần trở lên;

Điểm đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

Điểm e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Điểm g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

Điểm h) Có tổ chức;

Điểm i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Điểm k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Điểm l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

Điểm m) Có tính chất côn đồ;

Điểm n) Tái phạm nguy hiểm;

Điểm o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Khoản 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp trên (trừ trường hợp quy định ở điểm c) thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khoản 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Khoản 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp trên (trừ trường hợp quy định ở điểm c) thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Khoản 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người. Thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Khoản 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Điểm a) Làm chết 02 người trở lên;

Điểm b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên;

Điểm c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Khoản 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, tội cố ý đánh người gây thương tích sẽ bị phạt ít nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm và nặng nhất có thể lên đến tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội cố ý đánh người gây thương tích cũng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tội cố ý đánh người gây thương tích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có thêm hiểu biết để cân nhắc trước khi vi phạm vào những lỗi trên.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả