Những tiêu chuẩn để chọn ứng viên khi tuyển dụng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, rất nhiều các công ty, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động mà tính chất và môi trường làm việc của từng công ty, doanh nghiệp sẽ có đặc trưng riêng. Vậy nên muốn tuyển chọn được nhân viên phù hợp cho công ty, doanh nghiệp mình, các nhà tuyển dụng cần đặt ra những tiêu chuẩn riêng. Vậy những tiêu chuẩn để chọn ứng viên khi tuyển dụng là gì?
 

Những tiêu chuẩn để chọn ứng viên khi tuyển dụng
 

Những điều cần làm trước khi tuyển chọn nhân viên

1. Xác định tiêu chí tuyển dụng

Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, bạn sẽ xác định những tiêu chí mà ứng viên cần có, chẳng hạn như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tính cách. Đặt ra những tiêu chí tuyển dụng cho từng vị trí sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được ứng viên phù hợp, làm việc hiệu quả.

2. Lập một biểu mẫu đánh giá sàng lọc

Sau khi đã xác định được những tiêu chí mà ứng viên cần phải có, bạn sẽ thống kê chúng với một biểu mẫu đánh giá đồng thời quy định thang điểm cho từng tiêu chí. Công việc này giúp bạn dễ dàng sàng lọc, kiểm duyệt và lựa chọn được những hồ sơ xin việc tốt.

3. Chuẩn bị cho các bài kiểm tra đánh giá bổ sung

Sau khi sàng lọc hồ sơ, bạn nên tiến hành chuẩn bị các bài kiểm tra đánh giá bổ sung theo dạng trách nhiệm tâm lý, trình độ chuyên môn để tìm hiểu rõ hơn về ứng viên sau buổi phỏng vấn. Và thông qua các bài kiểm tra này, bạn sẽ dễ dàng chọn được ứng viên sáng giá nhất cho vị trí đang tuyển dụng.
 

Những tiêu chuẩn để chọn ứng viên khi tuyển dụng
 

Dựa vào tiêu chí nào để tuyển dụng được ứng viên sáng giá nhất?

Tuy mỗi một công ty, doanh nghiệp đều có môi trường làm việc và tính chất công việc khác nhau nhưng những tiêu chí chung để các nhà tuyển dụng có thể dựa vào để đánh giá, lựa chọn được ứng viên tốt nhất đó là:

► Sự lạc quan: Sự lạc quan trong suy nghĩ và tính cách của ứng viên sẽ giúp cho họ dễ dàng xử lý được những vấn đề rắc rối khi làm việc. Bên cạnh đó, những người lạc quan thường có ý chí cầu tiến cao và luôn mong muốn gắn bó với môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng để cống hiến hết mình cho công ty, doanh nghiệp.

Sự trung thực: Đối với những vị trí ứng tuyển thuộc nhóm ngành nghề quản lý, tính trung thực là tiêu chí thực sự cần thiết. Ngoài ra, một ứng viên có đức tính trung thực sẽ luôn biết phân biệt rạch ròi đúng sai, công tư phân minh để không làm vấn đề của cá nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công ty, doanh nghiệp.

► Sự nhiệt tình: Với những vị trí tuyển dụng nhân viên kinh doanh, sự nhiệt tình sẽ được khách hàng đánh giá tốt. Và đây cũng là yếu tố để mang lại hiệu quả công việc cao, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

► Sự tôn trọng: Một ứng viên luôn biết tôn trọng mọi người xung quanh, tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng sẽ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.
 

Những tiêu chuẩn để chọn ứng viên khi tuyển dụng
 

► Đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố mà các nhà tuyển dụng nên đặt ra đối với ứng viên. Một ứng viên luôn đúng giờ là người luôn có trách nhiệm với công việc, phong cách làm việc chuyên nghiệp và từ đó giúp gây dựng uy tín đối với khách hàng.

► Độ cẩn trọng: Một nhân viên cẩn trọng nhất định sẽ luôn chú tâm đến công việc, không phạm phải những lỗi lầm đáng tiếc làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của doanh nghiệp.

► Các tiêu chí khác: Tùy thuộc vào từng nhóm ngành nghề mà các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những tiêu chí về: chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, giọng nói, ngoại hình,...để lựa chọn được những ứng viên phù hợp và sáng giá nhất.

Trên đây là những tiêu chuẩn chọn ứng viên mà VnNews24h chia sẻ để bạn đọc, đặc biệt là các nhà tuyển dụng tham khảo từ đó đưa ra đánh giá khách quan, lựa chọn được nhân viên sáng giá, thúc đẩy công ty, doanh nghiệp mình phát triển lớn mạnh.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là một công cụ hỗ trợ hoạt động tiếp thị cho phép người dùng sáng tạo, chia sẻ và tương tác với thông tin trên mạng Internet.
Xem tất cả