Mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ cho xe máy

Ở Việt Nam, xe máy là phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ cho xe máy hầu như được rất ít người quan tâm. Việc bảo dưỡng định kỳ cho xe có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp xe luôn hoạt động tốt mà còn góp phần tăng thêm giá trị khi chuyển nhượng sau này. Với một tài sản lớn như xe máy thì chúng ta nên nắm rõ bao nhiêu km nên bảo dưỡng một lần để không làm giảm đi giá trị của xe.
 

Mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ cho xe máy
 

1. Thay dầu nhớt (1.500 - 2.000 km / lần)

Với xe máy mới mua thì thời gian thay nhớt lần đầu tiên là 1.000 km. Còn thời gian thay dầu nhớt định kỳ về sau là khoảng 1.500 - 2.000 km / lần. Tuy nhiên, thực tế có thể sớm hơn nếu xe di chuyển trên địa hình dốc hoặc lâu hơn nếu sử dụng các loại dầu nhớt cao cấp. Với các loại nhớt này, nhà sản xuất có cung cấp thời gian khuyến nghị thay mới, bạn cần ghi nhớ để thực hiện cho đúng.
 

Bảo dưỡng xe máy định kỳ
 

2. Thay dầu láp (6.000 - 8.000 km / lần)

Với xe tay ga thì bên cạnh dầu nhớt máy còn phải thay dầu láp. Thông thường, cứ ba lần thay nhớt máy thì bạn nên thay dầu láp một lần. Nếu không thay dầu láp, xe ga chạy sẽ bị hú và giảm hiệu quả truyền động của động cơ. Nguy hiểm hơn còn có thể làm vỡ bánh răng hay mất truyền động.
 

Thời gian bảo dưỡng xe máy
 

3. Thay bugi (khoảng 10.000 km / lần)

Xe máy đi bao lâu cần bảo dưỡng bugi? Bugi là bộ phận đánh lửa, nếu không vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên thì có thể sẽ khiến xe máy không nổ được hoặc khó nổ. Tuổi thọ của bugi thật sự đến vài chục nghìn km nếu được vệ sinh định kỳ mỗi vài nghìn km / lần. Trường hợp bugi không được vệ sinh thường xuyên thì khoảng 10.000 km bạn nên thay mới vì chi tiết đã hao mòn khá nhiều.
 

Xe máy mới đi bao nhiêu km thì bảo dưỡng?
 

4. Bảo dưỡng lọc gió (6.000 - 8.000 km / lần)

Thời gian bảo dưỡng lọc gió xe máy định kỳ rất quan trọng để bảo vệ động cơ xe. Bộ phận này đóng vai trò như lá phổi, giúp lọc bụi bẩn khi đưa không khí vào xăng để tạo hỗn hợp cháy. Lọc gió quá bẩn, xe sẽ xuất hiện tình trạng bị hụt hơi, xả ra khói đen gây ô nhiễm môi trường. Thông thường, lọc gió chỉ cần vệ sinh là được nhưng đến khoảng 8.000 km thì bạn nên thay mới để đảm bảo “lá phổi” luôn ở trạng thái tốt nhất.
 

Xe máy đi bao lâu cần bảo dưỡng?
 

5. Dây cu-roa (15.000 - 20.000 km / lần)

Dây cu-roa cũng là một bộ phận rất quan trọng đối với xe ga. Vậy đi bao nhiêu km thì bảo dưỡng dây cu-roa xe máy? Cứ mỗi vài nghìn km khi đi kiểm tra xe định kỳ, bạn cũng nên yêu cầu thợ kiểm tra dây cu-roa. Tuổi thọ trung bình của dây cu-roa là khoảng 15.000 - 20.000 km sẽ cần thay mới. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể sớm hơn tùy thuộc vào địa hình xe thường xuyên di chuyển. Nếu dây cu-roa đứt, xe sẽ bị chết máy giữa chừng khi đang chạy rất nguy hiểm và xe sẽ không thể hoạt động lại cho đến khi thay mới.
 

Thời gian bảo dưỡng định kỳ xe máy
 

6. Săm lốp (khoảng 6 tháng / lần)

Nếu các bộ phận khác bạn quan tâm bao nhiêu km thì bảo dưỡng xe máy, đối với săm lốp thời hạn sẽ tính khoảng 6 tháng. Nếu thấy săm có dấu hiệu mòn nên thay mới ngay để hạn chế trơn, trượt khi di chuyển.
 

Mốc bảo dưỡng xe máy
 

7. Nước làm mát (5.000 - 10.000 km / lần)

Sau một thời gian di chuyển, nước làm mát sẽ bị cạn dần. Nếu không châm lại sẽ khiến xe bị ì, bốc khói nghi ngút khi chạy. Cứ khoảng 5.000 km bạn nên kiểm tra nước làm mát một lần. Nếu nước bị cạn bớt thì nên châm thêm. Trường hợp nước vẫn còn nhiều có thể tiếp tục sử dụng đến 5.000 km nữa.
 

Các mốc bảo dưỡng xe máy định kỳ
 

Bất cứ động cơ nào cũng cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo khả năng làm việc hiệu quả. Đối với xe máy thì vấn đề này lại càng quan trọng, không chỉ giúp tăng giá trị xe mà còn bảo vệ sự an toàn của bạn. Hi vọng sau khi tham khảo những thông tin VnNews24h chia sẻ, bạn đã nắm được các mốc thời gian bảo dưỡng xe máy định kỳ và chú trọng hơn đến vấn đề này.

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả