Thẻ Meta Description là gì? 8 cách viết description hay

Việc tìm hiểu meta description là gì rất quan trọng đối với chiến lược SEO hiện nay. Nếu nội dung có vai trò giữ chân người đọc thì description miêu tả chính là mồi lửa châm ngòi cảm xúc và kích thích khách hàng tiềm năng click vào bài viết của bạn. Do đó, việc đầu tư cho một đoạn miêu tả chất lượng chính là điều mà các SEOer hiện nay chú ý để hỗ trợ gián tiếp cho quá trình SEO được thành công như mong đợi.
 

Description là gì?


Description nghĩa là gì?

Meta description là một thuật ngữ mà bất cứ người làm SEO nào hiện nay cũng phải biết. Đây là một đoạn văn bản ngắn được đặt trong HTML với mục đích cung cấp cho Google và người đọc những thông tin ngắn gọn của một bài viết. 

Thẻ mô tả sẽ thường xuất hiện dưới title (tiêu đề) và URL của trang khi hiển thị các kết quả tìm kiếm nhằm thu hút người dùng truy cập vào nội dung bên trong. Khi bài viết của bạn càng có nhiều lượt truy cập, kết hợp với nội dung chất lượng sẽ giúp cho thứ hạng của website được tăng nhanh trên Google.

8 cách viết description hay, đơn giản

Việc tối ưu thẻ meta description của bài viết chính là một yếu tố quan trọng để quyết định đến sự thành công của website trong quá trình kinh doanh và phát triển. Chính vì vậy, để tối ưu description được chất lượng, hiệu quả thì người viết bài cần thực hiện đầy đủ các tiêu chí dưới đây:

Độ dài không quá 160 ký tự

Mặc dù giới hạn thẻ meta được cho phép là 300 ký tự nhưng độ rộng của khu vực xuất hiện văn bản này lại khá nhỏ. Chính vì thế, nếu description của bạn quá dài sẽ không thể hiển thị được hết nội dung và thông điệp muốn truyền tải. Vậy nên, bạn cần khái quát nội dung của thẻ một cách khái quát và xúc tích nhất trong giới hạn từ 150 - 160 ký tự để thu hút người đọc.

Sử dụng từ khóa trong thẻ

Khi viết description miêu tả, bạn cần nên đặt cụm từ khóa vào bên trong thẻ. Bởi khi từ khóa của bạn trùng khớp với keyword mà người dùng tìm kiếm thì Google sẽ tự động bôi đậm chúng. Cách này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tìm thấy bạn và hiểu được nội dung bên trong mà bạn muốn truyền tải là gì.
 

Sử dụng từ khóa trong thẻ


Lưu ý, bạn nên chèn từ khóa một cách tự nhiên để người đọc cảm thấy hứng thú và muốn truy cập vào bên trong nội dung. Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa bởi nó sẽ khiến cho người dùng lầm tưởng trang web của bạn bị spam và không muốn truy cập vào. Vì vậy, nếu không muốn website bị tụt hạng nhanh chóng thì đừng chèn từ khóa một cách vô tội vạ trong thẻ.

Description khớp với nội dung bài viết

Description nên mô tả chính xác nội dung mà bài viết của bạn đang đề cập đến. Tuyệt đối không nên giật tít sai sự thật và viết lạc nội dung. Người dùng có thể nhấn vào để tìm hiểu nhưng họ sẽ thoát ra ngay nếu nội dung đó hoàn toàn sai sự thật so với với mô tả.

Viết thẻ mô tả dễ đọc, thu hút

Như đã nhấn mạnh ở trên, thẻ mô tả chính là yếu tố để quyết định người dùng có tìm hiểu trang web của bạn hay không. Do đó, khi viết meta description thì bạn cần đặt mình vào vị trí của người dùng. Hãy khéo léo cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết vào trong thẻ meta để người dùng khi đọc được sẽ có xu hướng muốn click vào bài viết.
 

Viết thẻ mô tả dễ đọc, thu hút


Tránh trùng lặp thẻ meta description

Tương tự như khi viết bài chuẩn SEO, thẻ mô tả cũng cần cần phải đảm bảo được sự độc đáo và duy nhất để tránh tình trạng bị trùng lặp. Nếu như nội dung của thẻ bị trùng lặp thì website của bạn sẽ rất dễ bị Google phạt vì cho rằng đó là copy.

Đi kèm lời kêu gọi hành động

Bên cạnh tiêu đề thì thẻ mô tả cũng chính là một trong những yếu tố hấp dẫn người xem truy cập vào bài viết. Vậy nên, trong nội dung của thẻ nên ưu tiên sử dụng lời kêu gọi hành động để người dùng cảm thấy hứng thú hơn và muốn truy cập vào bài viết. Tuy nhiên, nên chú ý lời lẽ phải thật tự nhiên để người đọc cảm nhận được độ tin cậy của bài viết.

Hiển thị thêm thông số

Một đoạn mô tả có thêm các thông số về sản phẩm như giá bán, kích thước sẽ giúp người dùng cảm thấy hứng thú hơn với nội dung bài viết. Đặc biệt, nếu khách hàng đang muốn tìm những thông tin liên quan như trên thì họ sẽ không chần chừ mà truy cập ngay vào bài viết để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm. Đây chính là cách viết thẻ mô tả tuy đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu trong việc gia tăng lượt truy cập và mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng.

Không sử dụng dấu ngoặc kép

Vì description là một thẻ trong HTML nên bất cứ một dấu ngoặc kép nào xuất hiện trong đoạn miêu tả cũng sẽ bị Google cắt bỏ. Vậy nên, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra thì cách tốt nhất mà bạn cần làm đó chính là loại bỏ tất cả các ký tự không phải là số hoặc chữ ra khỏi thẻ. Nhưng trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ thì bạn có thể sử dụng thực thể HTML (HTML entity) để tránh tình trạng bị cắt ngắn nội dung.

Hi vọng với những nội dung mà Vnnews24h vừa chia sẻ trên đây, các bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm description là gì cũng như cách viết sao cho hiệu quả nhất. Một thẻ meta description chất lượng, độc đáo và đảm bảo đúng các tiêu chí theo yêu cầu sẽ giúp bài viết của bạn thu hút được lượng lớn người xem và tương tác. Đây chính là tiền đề để hỗ trợ cho quá trình SEO được diễn ra thuận lợi và góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ SEO để gia tăng thứ hạng website của mình trên Google một cách hiệu quả và nhanh nhất. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ qua số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tin tức khác

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là giải pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Xem tất cả