Kinh doanh online có phải đóng thuế hay không?

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay đều phải đóng thuế. Đóng thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân được tham gia đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Cùng với sự ra đời và phát triển của ngành công nghệ thông tin, ngoài hình thức kinh doanh online truyền thống thì còn có một hình thức khác xuất hiện đó là kinh doanh online, mang đến cho các cá nhân, doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách thức. Vậy khi kinh doanh online có phải đóng thuế hay không? Nếu có mức thuế phải đóng là như thế nào?

Kinh doanh online có phải đóng thuế hay không?

Kinh doanh online có phải đăng ký và đóng thuế hay không?

Việc đóng thuế là quyền lợi nhưng cũng là nghĩa vụ phải thực hiện. Chính vì vậy, trốn thuế được coi là hành vi phạm pháp. Luật pháp Việt Nam cũng đưa ra những hình phạt để xử lý những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có hành vi trốn thuế. Điều này làm cho không ít các cá nhân sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo,...để bán hàng online rất băn khoăn, không biết mình có phải đóng thuế hay không?

Theo thông tư số 47/2014/TC - BTC quy định về quản lý Website thương mại điện tử đã ban hành của bộ Công thương có nêu: Các trang mạng xã hội có một trong những hình thức: cho phép người tham gia được mở gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; cho phép tham gia lập các website nhánh để trưng bày giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ phải đăng ký kinh doanh với Bộ công thương. Việc đăng ký kinh doanh với Bộ công thương cũng đồng nghĩa là phải đóng thuế. Như vậy, những cá nhân bán hàng trên Facebook, Zalo,...chỉ là khách hàng của các doanh nghiệp vận hành mạng xã hội nên không phải đóng thuế kinh doanh. Những đối tượng phải đóng thuế khi kinh doanh online đó là:

► Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.

► Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

► Người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

► Thương nhân, tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử.
 

Kinh doanh online có phải đóng thuế hay không?

Mức thuế quy định cụ thể với hình thức kinh doanh online

Như đã nói ở trên, những người thực hiện việc bán hàng trên mạng xã hội sẽ không phải đóng thuế kinh doanh online. Tuy nhiên họ cũng phải đóng thuế theo Luật thuế thu nhập cá nhân. Sau đây là mức thuế thu nhập mà các cá nhân hoạt động kinh doanh online cũng như các đối tượng bắt buộc phải đóng thuế kinh doanh:

Những cá nhân, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thông qua mạng xã hội, internet, thương mại điện tử,….có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm có nghĩa vụ phải đăng ký thuế.

► Thuế suất bán hàng trên facebook là từ 0,5 - 5% doanh thu.

► Các loại thuế, phí phải nộp bao gồm lệ phí môn bài (các cá nhân có doanh thu trên 500 triệu/năm nộp 1 triệu đồng/năm; doanh thu dao động từ 300 - 500 triệu/năm nộp 500.000 đồng/năm; doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng/năm nộp 300.000 đồng/năm), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có)…Cụ thể:

- Người phân phối, cung cấp hàng hóa nộp 1% thuế GTGT và 0,5% thuế TNCN/doanh thu.

- Người cung cấp dịch vụ nộp thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%/doanh thu.

- Đối tượng kinh doanh vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa nộp thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5%/doanh thu.

- Các hoạt động kinh doanh khác nộp thuế GTGT 2% và thuế TNCN 1%.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề thuế kinh doanh online mà VnNews24h.Net muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết kinh doanh online có phải đóng thuế không và mức thuế cụ thể là như thế nào?

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là một công cụ hỗ trợ hoạt động tiếp thị cho phép người dùng sáng tạo, chia sẻ và tương tác với thông tin trên mạng Internet.
Xem tất cả