Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?

Để tạo ra nguồn thu nhập nhằm tăng chất lượng cuộc sống hàng ngày, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã lựa chọn phương thức kinh doanh nhỏ lẻ để hoạt động. Lợi ích của mô hình này là vừa dễ thực hiện, chỉ cần ít vốn đầu tư, đồng thời cũng tránh được cá rủi ro. Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc liệu kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?
 

Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?
 

Kinh doanh nhỏ lẻ là gì?

Kinh doanh nhỏ lẻ là hình thức khá phổ biến hiện nay khi người thực hiện kinh doanh không cần phải bỏ ra quá nhiều vốn. Các hộ kinh doanh trên hình thức này sẽ không có tư cách pháp nhân, không thuộc các hình thức của doanh nghiệp và chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động. Người chủ của mô hình kinh doanh nhỏ lẻ là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc hộ gia gia đình, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm duy nhất và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Các trường hợp quy định hộ kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm:

- Buôn bán rong không có một địa điểm cố định.

- Mua bán những vật dụng nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.

- Buôn bán các món ăn vặt như bánh kẹo, đồ ăn, nước uống không có địa điểm cố định.

- Mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán lẻ hoặc bán cho người buôn.

- Các dịch vụ như: đánh giày, bán vé số, sửa ổ khóa, cắt tóc, rửa xe, vẽ tranh dạo và các dịch vụ khác không có địa điểm cố định.

- Các hoạt động thương mại độc lập và không phải đăng ký kinh doanh.
 

Quy định hộ kinh doanh nhỏ lẻ

Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?

Nhiều người vẫn thắc mắc liệu kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà có phải nộp thuế không? Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh nhỏ lẻ nếu có doanh thu dưới 100 triệu đồng / năm thì sẽ được miễn đóng các loại thuế. Còn đối với trường hợp doanh thu kinh doanh trên 100 triệu đồng / năm thì bắt buộc phải đóng thuế lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác.

1. Lệ phí môn bài

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 138/2016/NĐ-CP, mức lệ phí môn bài đối với kinh doanh nhỏ lẻ như sau:

- Trong trường hợp kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng / năm thì không phải đóng thuế.

- Trong trường hợp kinh doanh có doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng / năm thì không phải đóng 300.000 đồng lệ phí môn bài.

- Trong trường hợp kinh doanh có doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng / năm thì không phải đóng 500.000 đồng lệ phí môn bài.

- Trong trường hợp kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng / năm thì phải đóng 1.000.000 đồng lệ phí môn bài.

Lệ phí môn bài phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ. Thời gian đóng phí chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về quy định nộp thuế môn bài mới nhất để thực hiện theo đúng yêu cầu của Pháp luật.

2. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

Việc tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân được quy định cụ thể tại Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Trường hợp nộp thuế theo phương thức khoán:

Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT + tỷ lệ thuế GTGT

Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN + tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế bao gồm doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ thuế.

- Tỷ lệ thuế được quy định theo các mức khác nhau, bao gồm: tỷ lệ thuế GTGT là 1% và tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% đối với phân phối và cung cấp hàng hóa; tỷ lệ thuế GTGT là 5% và tỷ lệ thuế TNCN là 2% đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu; tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1,5% đối với các hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu; tỷ lệ thuế GTGT là 2% và tỷ lệ thuế TNCN là 1% đối với các hoạt động kinh doanh khác.

Luật kinh doanh nhỏ lẻ quy định thời gian nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. Hoặc hộ kinh doanh cũng có thể nộp thuế sau 30 ngày của quý phát sinh doanh thu thuế nếu sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế.

Trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh:

Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT + tỷ lệ thuế GTGT

Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN + tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã lấy được tiền hay chưa.

- Tỷ lệ % thuế GTGT và TNCN được tính tương tự như trường hợp nộp thuế theo phương thức khoán.

Thời gian khai và nộp thuế chậm nhất là sau 30 ngày của quý phát sinh doanh thu thuế. Ngoài những loại thuế trên, hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần nộp thêm các loại thuế khác như: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,... nếu đang kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nằm trong quy định phải nộp các loại thuế này.

 

Luật kinh doanh nhỏ lẻ
 

Trên đây là những giải đáp của đội ngũ biên tập viên VnNews24h nếu bạn đang có thắc mắc liệu kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà có phải nộp thuế hay không. Có thể thấy, việc thực hiện hoạt động kinh doanh cần phải tuân thủ đúng theo quy định của Pháp luật. Đặc biệt, đóng thuế là một trách nhiệm và nghĩa vụ cần làm của mỗi cá nhân, cửa hàng, cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Nếu bạn đang kinh doanh nhỏ lẻ, nên tìm hiểu về các loại thuế cần đóng hàng năm để tránh các trường hợp rắc rối làm ảnh hưởng đến quá trình buôn bán của mình.

Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm các thông tin khác về thuế cũng như liên quan đến doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm tại Phương Nam 24h. Đây là một trang doanh nghiệp cung cấp những thông tin hữu ích và nổi bật, giúp bạn cập nhật nhanh nhất các kiến thức mới và xu hướng của thị trường kinh doanh, công nghệ. Thông qua đó, bạn sẽ có thể tìm ra được những giải pháp hiệu quả để đưa ra những định hướng kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là một công cụ hỗ trợ hoạt động tiếp thị cho phép người dùng sáng tạo, chia sẻ và tương tác với thông tin trên mạng Internet.
Xem tất cả