Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Việc lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và thành công của các chủ đầu tư. Vậy nên trước khi thành lập công ty, hầu hết các chủ đầu tư sẽ tìm hiểu về đặc điểm các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
 

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam
 

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp chính như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Mỗi loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm riêng. Hiểu rõ về các loại hình doanh nghiệp và ưu, nhược điểm của chúng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hơn.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH MTV)

Đây là loại hình doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu cty TNHH MTV có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp.

Ưu điểm:

- Cá nhân làm chủ sở hữu có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề của doanh nghiệp.

- Thủ tục sang nhượng dễ dàng.

- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp.
 

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Không có khả năng huy động vốn vì không được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.

- Nếu muốn thêm hoặc giảm vốn điều lệ phải làm thủ tục sang nhượng cho người khác hoặc chuyển đổi thành công ty TNHH đa thành viên hay CTCP.
 

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn đa thành viên

Công ty TNHH đa thành viên là công ty có từ 2 đến 50 thành viên cùng làm chủ sở hữu. Các chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm:

- Tương đối an toàn và ít rủi ro cho các thành viên chủ sở hữu vì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

- Các thành viên có quyền tự do bán, sang nhượng vốn cho cá nhân hay tổ chức khác.

- Có khả năng huy động vốn cao.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Không thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

- Ít nhận được sự tin tưởng của đối tác vì các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp.
 

3. Công ty cổ phần (CTCP)

CTCP là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia làm các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức góp vốn được gọi là cổ đông. Số lượng cổ đông ít nhất là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Đây là loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ưu điểm:

- Là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn nhiều nhất vì không hạn chế số lượng cổ đông tham gia góp vốn.

- Ít rủi ro cho các cổ đông vì chỉ chịu trách nhiệm về nợ và tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

- Được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.

- Cổ đông có quyền tự do sang nhượng hoặc bán cổ phần cho các cá nhân, tổ chức khác.
 

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Nhược điểm:

- Việc điều hành công ty sẽ gặp khó khăn nếu trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông.

- Ít nhận được sự tin tưởng của đối tác vì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

- Việc thành lập và điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
 

4. Công ty hợp danh

Là loại hình doanh nghiệp có từ 2 cá nhân cùng làm chủ sở hữu gọi là công ty hợp danh. Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp, còn thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn.

Ưu điểm:

- Có khả năng huy động vốn cao.

- Ít rủi ro cho các thành viên góp vốn.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Nhược điểm:

- Các thành viên hợp danh chịu rủi ro cao.

- Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

 

5. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

DNTN là loại hình doanh nghiệp chỉ do 1 cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

Ưu điểm:

- Dễ dàng nhận được sự tin tưởng của đối tác vì chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

- Việc quản lý doanh nghiệp dễ dàng vì chỉ do một cá nhân làm chủ.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Nhược điểm:

- Rủi ro cao đối với chủ doanh nghiệp.

- Việc huy động vốn khó khăn.

- Không được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.

Trên đây là một số thông tin về ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt NamVnNews24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn có thể lựa chọn được cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập hoặc đầu tư.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Hé lộ xu hướng marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 là một xu hướng không thể tránh khỏi và để tồn tại, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh và thích ứng với những biến đổi này.   
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt công ty SME và startup

Dù là hai loại hình hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới giữa doanh nghiệp SME với Startup đôi khi có thể trở nên mơ hồ và lẫn lộn.  
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng mà bạn đang hướng tới, có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Thủ thuật bán hàng là gì? Top 12 thủ thuật giúp bạn x3 doanh số

Bán hàng không chỉ là việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mà còn đòi hỏi việc áp dụng những thủ thuật bán hàng đỉnh cao. 
Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Học cách thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý

Không chỉ là việc tìm cách bán sản phẩm, mà thuyết phục khách hàng còn góp phần xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy với người dùng.
Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là gì? Vai trò của social media với doanh nghiệp

Social media là một công cụ hỗ trợ hoạt động tiếp thị cho phép người dùng sáng tạo, chia sẻ và tương tác với thông tin trên mạng Internet.
Xem tất cả